logo
 
Co ANh  EnglishViệt Nam Tiếng Việt
Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com











Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com CÁC KHÓA ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHO GIÁO VIÊN KỸ THUẬT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, ứng dụng của nó đã làm thay đổi rất lớn cuộc sống con người cũng như các ngành khoa học công nghệ khác, trong đó có công nghệ giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giảng dạy truyền thống “phấn trắng bảng đen” nhiều thập kỷ nay.
- Những vấn đề bức xúc nhiều năm về việc thay đổi, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội đã được giải quyết. Dạy học đa phương tiện không phải là mới, nhưng hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà hiện diện của nó là máy vi tính đã giúp cho phương pháp dạy học này trở nên ưu thế hơn hẳn so với các phương pháp dạy học khác, đặc biệt trong đào tạo nghề. Với khả năng thay thế nhiều các thiết bị nghe, nhìn, mô phỏng, hành động và xử lý thông tin nhanh, chính xác, máy vi tính đã tạo nên một cuộc cách mạng trong công nghệ đào tạo.
- Ở các trường dạy nghề của nước ta hiện nay, máy tính chỉ là đối tượng học tập mà chưa phải là một phương tiện đào tạo thực sự. Phần lớn giáo viên còn nhiều “lúng túng” chưa biết ứng dụng máy vi tính như thế nào cho hoạt động giảng dạy và công tác chuyên môn của mình hiệu quả hơn. Đáp ứng nhu cầu này, chúng tôi có thể cung cấp một số nội dung đào tạo bồi dưỡng nâng cao hàng năm cho giáo viên dạy nghề, nhằm hỗ trợ các giáo viên và kỹ thuật viên các trường dạy nghề.
- Ngoài những nội dung cơ bản, nhóm phần mềm dành cho đào tạo nghề này (Education Software) cùng với giảng viên sẽ giúp cho những giáo viên và kỹ thuật viên có thêm những kinh nghiệm, kỹ thuật, kỹ sảo và ý tưởng mới trong việc phát triển phương tiện dạy học trên công cụ của thời đại: máy vi tính và Internet.

II. CÁC NỘI DUNG VỀ CÔNG NGHỆ ĐÀO TẠO, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC (LỚP CƠ BẢN)

1.1. NỘI DUNG
- Lý luận cơ bản: Giới thiệu những khuynh hướng, công nghệ, phương pháp và phát triển mới trong đào tạo nghề hiện nay ở các nước phát triển. Những nét cơ bản về đào tạo nghề hiện nay ở VN. Phương pháp dạy học đa phương tiện.
- Kỹ thuật- thực hành: Hướng dẫn sử dụng các phương tiện, thiết bị thông tin trong văn phòng như: Scanner, Digital Camera, Internet… để thu thập thông tin thiết kế bài giảng.
- Hướng dẫn sử dụng cơ bản Powerpoint XP, Projector, Overhead để thiết kế và thực hiện bài giảng điện tử trên máy vi tính.
- Hướng dẫn phương pháp, tổ chức, thực hiện, trình giảng trên phương tiện dạy học mới.

1.2. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
65 tiết (7 ngày)

1.3. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN

Tất cả các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở mọi ngành nghề chuyên môn khác nhau, đã làm quen với máy vi tính

2. PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC (LỚP NÂNG CAO)
 
2.1. NỘI DUNG

- Lý luận cơ bản
: Giới thiệu về modul hoá trong đào tạo nghề, chương trình khung, chương trình mục tiêu, tiêu chí trong đào tạo nghề, Vai trò phương tiện đào tạo đa năng trong đào tạo nghề. đào tạo từ xa.
- Kỹ thuật- thực hành: Hướng dẫn tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin chuyên môn, kỹ thuật trên Internet.
- Thiết kế mô hình dạy học chuyên nghiệp, mô phỏng 3 chiều sinh động với Macromedia Flash MX, PowerPoint XP, Photoshop, Coreldraw và Internet.
- Trao đổi đào tạo nghề từ xa với Internet

2.2. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

80 tiết (10 ngày)

2.3. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN

Tất cả các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở mọi ngành nghề chuyên môn khác nhau, đã sử dụng thành thạo máy vi tính cho văn phòng hoặc có chứng chỉ khá, giỏi ở lớp cơ bản.

III. CÁC NỘI DUNG ĐÀO TẠO NÂNG CAO VỀ CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực điện - điện tử, việc thiết kế và mô phỏng mạch điện và điện tử trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng đã được triển khai và áp dụng rộng rãi và rất có hiệu quả tại các trường dạy nghề. Các phần mềm đó với tên gọi chung là EDA (Electronic Design Automation - Tự động thiết kế mạch điện tử). Trong các phần mềm đó có Electronic Workbench là một phần mềm nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực vẽ và mô phỏng mạch điện, điện tử. Electronic Workbench đã được rất nhiều các giáo viên dạy nghề sử dụng làm phương tiện giảng dạy và thực hành mạch điện, điện tử vì tính trung thực và sinh động trong mô phỏng của nó. ở Việt nam Electronic Workbench 5.12 đã được sử dụng ở một số trường dạy nghề phía nam.
Electronic Workbench 5.12 rất phù hợp cho đối tượng là giáo viên dạy nghề, học sinh và sinh viên, kỹ sư điện tử bởi thiết kế đơn giản, ít thao tác, dễ sử dụng những người ít sử dụng máy tính và không quá chuyên nghiệp.

2. TỰ ĐỘNG THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ (EDA) (LỚP CƠ BẢN)

2.1. NỘI DUNG
- Lý thuyết cơ bản: Cơ sở kỹ thuật điện tử số (Digital Electronic Basic)
- Giới thiệu một số mạch điện tử số thông dụng: Mạch cổng cơ bản, bộ đếm, bộ mã hoá, giải mã, bộ so sánh, bộ số học, bộ chọn kênh, bộ phát xung, bộ định thời.
- Kỹ thuật- thực hành: Vẽ và mô phỏng mạch điện với Electronic WorkBench 5.12.
- Hướng dẫn sử dụng Electronic WorkBench 5.12 làm phương tiện giảng dạy

2.2. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 40 tiết (5 ngày)

2.3. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN

Tất cả các giáo viên trực tiếp giảng dạy nghề kỹ thuật điện, điện tử động lực và ô tô. đã làm quen với máy vi tính.

3. TỰ ĐỘNG THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ (EDA) (LỚP CHUYÊN SÂU)

3.1. NỘI DUNG

- Lý thuyết cơ bản: Giới thiệu cơ sở kỹ thuật thu thập, xử lý dữ liệu và điều khiển tự động, Bộ cảm biến, bộ biến đổi ADC, DAC, bộ điều khiển rơ le, bộ điều khiển step motor, bộ vi xử lý.
- Kỹ thuật- thực hành: Vẽ và thiết kế mạch in chuyên nghiệp với Protel

3.2. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

48 Tiết (6 ngày)

3.3. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN

Tất cả các giáo viên trực tiếp giảng dạy nghề kỹ thuật điện, điện tử động lực và ô tô, đã sử dụng thành thạo máy vi tính cho văn phòng hoặc có chứng chỉ khá, giỏi ở lớp cơ bản.

4. CÁC LỚP HỌC DÀI HẠN KHÁC

(sẽ trình bày nội dung chi tiết theo yêu cầu)
· Lập trình điều khiển đa phương tiện với Visual basic 6.0
(thời gian đào tạo 15 ngày)
· Lập trình điều khiển với vi xử lý họ 89HC51, PIC16
Sử dụng ngôn ngữ C, Pascal
(thời gian đào tạo 30 ngày)
· Kỹ thuật đo lường và điều khiển bằng máy tính
(thời gian đào tạo 60 ngày)
· Thiết kế mạch điện tử số trong đo lường và điều khiển bằng máy tính.
(thời gian đào tạo 60 ngày)

IV. CÁC NỘI DUNG ĐÀO TẠO NÂNG CAO VỀ CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐỘNG LỰC, ÔTÔ

(sẽ trình bày nội dung chi tiết theo yêu cầu)
· Hệ thống phun xăng điện tử trong ôtô
(thời gian đào tạo 5 ngày)
Đào tạo trên thiết bị dạy học đa phương tiện
· Hệ thống phanh ABS trên ô tô
(thời gian đào tạo 5 ngày)
Đào tạo trên thiết bị dạy học đa phương tiện
· Hệ thống đánh lửa theo chương trình trong ô tô
(thời gian đào tạo 5 ngày)
Đào tạo trên thiết bị dạy học đa phương tiện
· Hệ thống chẩn đoán lỗi trên bo mạch điện tử thế hệ thứ 2 (OBD-II)
(Thời gian đào tạo 2 ngày)
Đào tạo trên thiết bị chẩn đoán lỗi động cơ OBD-II SCANTOOL

YÊU CẦU CHUẨN BỊ LỚP HỌC

· 15 học viên (cán bộ, giáo viên dạy nghề)
· 16 máy tính: cho 15 học viên + giáo viên
· Cài đặt theo cấu hình:
+ Hệ điều hành WINDOWS XP
+ Phần mềm ứng dụng : MS-OFFICE XP
+ 16 ổ đĩa mềm (A)
+ 1 ổ đĩa CD máy giáo viên
+ Card âm thanh
+ 2 bộ loa máy tính
+ Mạng LAN (nếu có)
· 1 màn ảnh cho cho máy chiếu Projector
· 1 đường điện thoại để nối Internet
· Phòng máy rộng, thoáng có điều hoà nhiệt độ và rèm cửa che sáng.
· 1 ổ cắm điện nguồn 220V gần máy giáo viên